Nam châm rất hữu ích ở nhiều lĩnh vực, nhiều nơi trong cuộc sống hằng ngày,… nhưng nhiều khi lại gặp rắc rối vì nó. Có các cách sau để hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn lực hút của nam châm:
- Dùng hộp sắt
- Dùng nhiệt
- Dùng thiết bị khử từ
- Dùng hộp sắt
Tính chất của sắt là dẫn từ, lợi dụng tính chất này ta có thể phủ kín sắt quanh nam châm thì đường sức của nam châm sẽ được dẫn và khép kín trên hộp sắt, không chạy ra không gian xung quanh. Và do đó làm mất khả năng hút của nam châm.
- Dùng nhiệt
Khi nhiệt độ của nam châm tăng thì các phân tử chuyển động hỗn độn tăng, khi tăng trên nhiệt độ Curie (T > Tc) năng lượng chuyển động lớn hơn năng lượng tương tác trao đổi, nam châm sẽ mất trạng thái trật tự và chuyển sang trạng thái thuận từ với các momem từ định hướng hỗn loạn. Nên tính chất từ của nam châm mất hoàn toàn. Đối với nam châm khi nhiệt độ của nó lớn hơn nhiệt độ Curie thì nó được khử từ hoàn toàn. Còn khi sử dụng nam châm ở môi trường nhiệt độ cao nhưng nhỏ hơn Tc thì từ tính của nam châm sẽ giảm.
Nhiệt độ Curie, hay điểm Curie (thường được ký hiệu là Tc, là khái niệm trong vật lý chất rắn, khoa học vật liệu là nhiệt độ chuyển pha trong các vật liệu sắt từ hoặc sắt điện, được đặt theo tên của nhà vật lý học người Pháp Pierre Curie (1859 – 1906). Nhiệt độ Curie trong các chất sắt từ là nhiệt độ chuyển pha sắt từ – thuận từ. Ở dưới nhiệt độ Curie, vật liệu mang tính chất sắt từ, ở trên , chất sẽ bị mất tính sắt từ và trở thành thuận từ. Đối với nam châm đất hiếm (nam châm trắng) nhiệt độ Tc là 320 độ C.
- Dùng thiệt bị khử từ
Nguyên lý: Đặt nam châm trong từ trường để nạp từ cho nam châm nhưng với cường độ nhỏ hơn, đảo chiều liên tục khi từ trường tới 0 thì sẽ khử từ hoàn toàn.
Đối với nam châm có từ dư thấp thì có thể sử dụng một từ trường xoay chiều: Khi đó, các “nam châm nhỏ” sẽ đảo chiều 180 độ liên tục theo tần số xoay chiều của dòng điện kích thích từ trường này. Ta giảm dần cường độ dòng điện làm cường độ từ trường giảm dần theo cho đến zero thì vật liệu sẽ mất từ tính.